Kẽm (Zinc) là một nguyên tố có mặt trong tự nhiên. Trong cơ thể con người, kẽm là nguyên tố vi lượng thiết yếu cho cơ thể để xây dựng một hệ thống miễn dịch khỏe mạnh. Đặc biệt, kẽm còn có tác dụng vô cùng quan trọng đối với sức khỏe cũng như sinh lý của cánh mày râu. Vậy những công dụng của kẽm là gì? Hãy tìm hiểu cùng Parapharmacy qua bài viết sau nhé!

Vai trò của kẽm đến với sức khỏe
Kẽm giúp làm tăng sản sinh tế bào, từ trong giai đoạn bào thai đến quá trình phát triển của trẻ về sau. Bà mẹ mang thai cần bổ sung kẽm để trẻ có thể phát triển bình thường bởi trong quá trình sinh học của cơ thể, kẽm có mặt ở cấu trúc của tế bào, ở 80 loại enzyme bao gồm các enzyme trong hệ thống vận chuyển, thủy phân, đồng hóa, xúc tác phản ứng gắn kết các chuỗi AND, đồng thời xúc tác các phản ứng sinh năng lượng khác.
Kẽm đóng vai trò tác động đến hầu hết các quá trình sinh học diễn ra trong cơ thể, đặc biệt là quá trình phân giải tổng hợp axit nucleic, protein… Các cơ quan trong cơ thể khi thiếu kẽm sẽ phát sinh các biểu hiện bất thường hay các bệnh lý cụ thể do thiếu kẽm. Cụ thể:
- Ở não kẽm có nồng độ cao trong não ở vùng Hồ Hải Mã (hippocampus), vỏ não, bó sợi rêu… việc thiếu kẽm sẽ dẫn tới các rối loạn thần kinh, gây bệnh tâm thần phân liệt
- Kẽm điều hòa chất chuyển vận thần kinh, thiếu kẽm sẽ dẫn đến rối loạn tập tính
- Kẽm giúp vận chuyển canxi vào não, thiếu kẽm khiến sự vận chuyển này bị trở ngại, dễ sinh cáu gắt
- Kẽm điều hòa chức năng nội tiết tố của tuyến yên, sinh dục, giáp trạng, thượng thận Kết hợp với hệ thần kinh nội tiết tố điều hòa hoạt động sống bên trong, phản ứng linh hoạt với các tác động bên ngoài giúp cơ thể thích nghi với hoàn cảnh (Bởi vậy thiếu kẽm, con người kém thích nghi với các biến đổi của môi trường).
- Kẽm phân bổ vào da tóc, móng giúp chúng phát triển bình thường, thiếu kẽm khiến tóc xơ cứng, màu tóc chuyển vàng, móng tay dễ gãy, mọc chậm, da khô, sạm, xuất hiện bớt trắng trên da
- Thiếu kẽm làm sự nhạy cảm của vị giác giảm hoặc mất hẳn, gây tình trạng chán ăn ăn không ngon, và có thể gây ra một số bệnh lý như viêm niêm mạc miệng…
- Kẽm giúp tổng hợp- bài tiết hormone tăng trưởng làm tăng cường khả năng miễn dịch, chống nhiễm khuẩn
Công dụng của kẽm tới sức khỏe sinh lý nam
Tăng sinh lý và duy trì sức khỏe sinh sản
Kẽm đóng vai trò quan trọng quá trình tổng hợp, cấu trúc và bài tiết nhiều loại hormone. Đặc biệt, nguyên tố này rất cần thiết cho cấu tạo thành phần của Testosterone.
Điều này dễ hiểu tại sao khi thiếu kẽm, nam giới thường bị suy giảm ham muốn tình dục, số lượng và chất lượng tinh trùng vì vậy cũng suy giảm khiến cho việc thụ thai khó khăn hơn.
Tăng khả năng di chuyển của tinh trùng
Các chuyên gia khuyến cáo nam giới có số lượng tinh trùng đang di chuyển thấp hơn 50%, nguyên nhân có thể là thiếu Vitamin, thiếu chất dinh dưỡng và không ngoại trừ việc thiếu kẽm.
Kẽm không chỉ ảnh hưởng đến số lượng và chất lượng tinh trùng, mà chúng còn được xem là trợ thủ đắc lực làm tăng khả năng di chuyển và sức bền của tinh binh. Nếu tinh trùng yếu, thì chúng sẽ không đủ sức để tiếp cận trứng, làm tăng nguy cơ bị vô sinh hiếm muộn ở nam giới.
Ngoài ra mỗi lần xuất tinh, cơ thể nam giới có thể dùng hết khoảng 5miligram kẽm, tương đương với khoảng 1/2 lượng kẽm mà cơ thể hấp thụ trong 1 ngày. Sự xuất tinh thường xuyên có thể dẫn tới thiếu hụt kẽm. Do đó, thiếu hụt kẽm ở đàn ông có thể dẫn tới giảm số lượng, chất lượng tinh trùng và tần suất tình dục.
Giảm nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt
Kẽm đóng vai trò quan trọng đối với tuyến tiền liệt. Hàm lượng kẽm tập trung nhiều ở tinh dịch và tuyến tiền liệt hơn bất cứ phần nào trong cơ thể. Việc thiếu kẽm có thể gây phì đại tuyến tiền liệt và những thay đổi khác ở tuyến sinh dục quan trọng này.
Vì vậy, kẽm liên quan đến khả năng và tiềm năng sinh dục, đặc biệt quan trọng đối với đàn ông bước qua tuổi trung niên khi các vấn đề về tuyến tiền liệt bắt đầu xuất hiện. Hơn nữa, kẽm còn có khả năng kích thích việc sản sinh ra một loại protein có tác dụng làm “tê liệt” cadmium – một tác nhân nguy hiểm gây bệnh ung thư tiền liệt tuyến.
Bảo vệ tuyến giáp
Kẽm là khoáng chất quan trọng trong quá trình sinh ra các nội tiết tố tuyến giáp. Ở nam giới, nếu quá trình này bị gián đoạn sẽ dẫn đến giảm lượng kích thích tố sinh dục nam.
Nguồn bổ sung kẽm
- Hải sản là nguồn thực phẩm dồi dào kẽm nhất, đặc biệt là hàu. Tôm hùm và cua cũng chứa nhiều zinc. Ngoài ra một số loài cá khác giàu zinc như cá hồi, cá bơn…
- Các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt cừu cũng rất giàu kẽm.
- Các loại rau củ chứa zinc có thể kể đến như: nấm, rau bi na, đậu nành, đậu Hà Lan. Ngoài ra, còn hạt điều, hạnh nhân, đậu phộng, hạt óc chó.
- Ngoài thực phẩm tự nhiên, sữa bột là lựa chọn để bổ sung zinc và nhiều chất dinh dưỡng khác, giúp kẽm hoạt động hiệu quả. Sữa công thức là lựa chọn nên dùng cho trẻ, nhất là với trẻ biếng ăn.
Ngoài ra bạn có thể bổ sung kẽm bằng nguồn thực phẩm bổ sung từ Hàu.
Công dụng của kẽm là rất quan trọng và bổ sung kẽm là điều cần thiết. Nam giới nên sử dụng thực phẩm chứa nhiều kẽm như thịt bò nạc, hàu, thịt gà, ngũ cốc và đậu. Các loại hoa quả và rau có màu tươi như các loại quả mọng, các loại cây họ cam, kiwi, táo, nho đỏ, cải xoăn, hành, khoai lang tím và cà rốt cũng là những nguồn bổ sung kẽm dồi dào.