Chất đạm: Nguồn năng lượng cho cơ thể

Chất đạm: Nguồn năng lượng cho cơ thể

Dinh dưỡng là yếu tố hàng đầu để duy trì một sức khỏe tốt và bền vững. Một chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng bao gồm cả số lượng và chất lượng. Trong đó chất đạm là một trong những chất dinh dưỡng không thể thiếu đối với cơ thể con người.

Chất đạm là dưỡng chất quan trọng giúp xây dựng và tái tạo tất cả các mô của cơ thể.

Chất đạm là gì?

Đạm hay còn gọi là protein là dưỡng chất quan trọng giúp xây dựng và tái tạo tất cả các mô của cơ thể. Đạm có vai trò điều tiết các hoạt động sống diễn ra trong cơ thể, giúp cơ thể khỏe mạnh và tăng cường sức đề kháng.

Protein cấu thành nên cơ thể như: Da, cơ, xương và cơ quan nội tạng. Ngoài ra, protein còn tạo ra nhiều hormone và enzyme giúp điều hòa các quá trình và phản ứng hóa học trong cơ thể.

Mỗi loại đạm có một amino acid đặc biệt và chúng nối kết với nhau theo thứ tự riêng. Những amino acid này luôn luôn phân biến hoặc được tái sử dụng trong cơ thể. Quá trình này bắt đầu từ khi thai nhi mới được hình thành và kéo dài suốt đời sống của con người.

Trung bình, tỷ lệ chất đạm trong cơ thể người là từ 10% đến 20% trọng lượng, tùy theo cân nặng béo hay gầy, già hay trẻ.

Có 2 loại đạm mà bạn dễ dàng bổ sung là từ các loại động vật và thực vật

Đạm động vật

  • Các loại thịt, hải sản, trứng, sữa và cá là nguồn chất đạm dồi dào nhất, chiếm từ 15 – 40% trọng lượng thức ăn.

Đạm thực vật

  • Có trong các loại đậu và hạt như: đậu xanh, đậu phụ, đậu nành, vừng, hạt hướng dương, rau xanh…

Những lợi ích của chất đạm đến cơ thể

Cải thiện sức khỏe cơ bắp

Đây là chức năng quen thuộc nhất mà protein luôn được nhắc tới. Không phải vô cớ mà các huấn luyện viên lại khuyến khích bạn bổ sung protein cho cơ thể nếu muốn một vóc dáng cơ bắp.

Khi tìm hiểu về protein, các nhà khoa học đánh giá protein đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng các khối cơ trong cơ thể, chúng có mặt trong các mô cơ dưới dạng nhiều vi chất. Và đặc biệt hơn nữa khi sự phát triển của cơ phụ thuộc vào sự đầy đủ của protein trong cơ thể.

Tăng cường hệ miễn dịch

Kháng thể hay còn gọi là các protein đặc biệt có khả năng tự bảo vệ cơ thể chúng ta. Và các kháng thể này có thể phát hiện ra những “kẻ gây bệnh” trong cơ thể chúng ta.

Khi phát hiện ra kẻ thù gây bệnh, cơ thể sẽ phản ứng với các yếu tố này để biết xem chúng thuộc nhóm vi khuẩn hay virus nào rồi sau đó sẽ tạo ra các kháng thể cụ thể để vô hiệu hóa các vi khuẩn gây hại ấy.

Vận chuyển và lưu trữ các chất trong cơ thể

Protein có chức năng vận chuyển và lưu trữ các chất khác nhau trên màng tế bào. Điều quan trọng mà protein mang lại chính là sự lưu thông trơn tru của máu và nuôi dưỡng các tế bào.

Cải thiện hệ thần kinh

Protein mang trong mình một trọng trách quan trọng là tạo ra sự hoạt động trơn tru của hệ thần kinh. Những protein thụ thể hỗ trợ trong việc truyền tín hiệu tới các tế bào và điều chỉnh hệ thần kinh trung ương.

Tái tạo mô và tế bào

Protein là thành phần chính cấu tạo nên các tế bào và mô mới cho cơ thể như móng tay, da, tóc. Để duy trì một cơ thể khỏe mạnh, tái tạo và phục hồi các tế bào và mô là vô cùng quan trọng đối với chúng ta.

Cân bằng hormone

Enzyme là protein xúc tác có vai trò quan trọng trong tất cả các quá trình sinh hóa và phản ứng của cơ thể. Ngoài ra, có các hormone khác như insulin, hormone tăng trưởng và glucagon cũng là một dạng protein đóng vai trò quan trọng trong các chức năng hoạt động của cơ thể.

Cung cấp năng lượng cho cơ thể

Protein cấu thành nên enzyme, những enzyme này hoạt động như một chất xúc tác sinh học với nhiệm vụ cao quý là chuyển hóa thức ăn thành năng lượng cho cơ thể.

Nếu thừa chất đạm cơ thể sẽ ra sao?

Chất đạm đóng vai trò quan trọng trong việc tạo cơ bắp, tế bào máu, tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể. Tuy nhiên, các nhà khoa học Mỹ cũng cảnh báo rằng, nếu bạn tiêu thụ quá nhiều chất đạm trong ngày thì sẽ gặp nhiều bất lợi cho sức khỏe.

Dư thừa chất đạm sẽ gây ra nhiều hậu quả xấu cho sức khỏe như: Đau khớp, tăng nguy cơ mắc bệnh gout, dễ mắc các bệnh viêm nhiễm, làm thiếu hụt canxivitamin D có thể gây mắc bệnh đa xơ cứng khi cao tuổi,… kéo theo 1 số trường hợp sau:

  • Tình trạng khát nước: Khi ăn nhiều đạm thận phải làm việc nhiều hơn để thải bớt, lượng nước tiểu nhiều hơn và thường xuyên cảm thấy khát hơn.
  • Rối loạn tiêu hóa: Chế độ ăn giàu đạm thường ít hoặc không có chất xơ, gây rối loạn tiêu hóa như táo bón, cảm giác trướng bụng, co thắt ruột,…
  • Mắc bệnh thận và gan: Khi cơ thể dư đạm, buộc thận và gan phải làm việc nhiều để loại trừ thặng dư. Vì thế, nếu dư đạm trong thời gian dài sẽ làm suy giảm chức năng của gan và thận, từ đó hình thành các bệnh lý ở hai cơ quan này.
  • Tăng cân: Rõ ràng chất đạm rất tốt cho vấn đề giảm cân, nhưng nạp dư thừa chất đạm mà không vận động thường xuyên, chất đạm sẽ tích tụ lại dưới dạng mỡ trong cơ thể, khiến bạn tăng cân một cách nhanh chóng.
  • Mắc bệnh thận và gan: Khi cơ thể dư đạm, buộc thận và gan phải làm việc nhiều để loại trừ thặng dư. Vì thế, nếu dư đạm trong thời gian dài sẽ làm suy giảm chức năng của gan và thận, từ đó hình thành các bệnh lý ở hai cơ quan này.

Thiếu chất đạm sẽ gặp tình trạng gì?

Khi chế độ ăn hàng ngày nghèo dinh dưỡng, không đáp ứng nhu cầu protein  trong thời gian kéo dài, cơ thể có thể gặp các tình trạng như:

  • Cơ thể thiếu protein sẽ dẫn đến: Suy nhược, gầy yếu, rụng tóc, da mất độ đàn hồi, cơ và xương kém phát triển, kinh nguyệt và nội tiết tố rối loạn, da xanh xao…
  • Suy giảm miễn dịch: Do protein cần thiết cho sản xuất, tổng hợp các kháng thể, giúp cơ thể phòng chống các tác nhân gây bệnh nên khi giảm các kháng thể sẽ làm suy giảm miễn dịch.
  • Cơ thể bị phù nề: Do protein cấu tạo nên các tế bào, giúp duy trì cân bằng lượng chất lỏng trong cơ thể. Nếu cơ thể không đủ protein, những cấu trúc này bị phá vỡ, các chất lỏng bị rò rỉ, gây tình trạng phù nề, tích tụ chất lỏng.
  • Yếu cơ, giảm cân, thậm chí mất cơ
  • Khó ngủ, tâm trạng thất thường
  • Kinh nguyệt bất thường ở phụ nữ

Nguồn cung cấp chất đạm

  • Các thực phẩm chứa nhiều protein có lợi như: Thịt nạc, hải sản, các loại đậu, đậu nành, sữa ít béo, trứng, các loại hạt cứng, các loại mầm.
  • Các loại rau xanh, bao gồm các loại rau có lá màu xanh, ớt chuông, các loại nấm, và các loại rau thuộc họ cải.
  • Các loại trái cây có hàm lượng đường thấp, chẳng hạn như: Việt quất, dâu tây, phúc bồn tử (mâm xôi),…
  • Các loại ngũ cốc nguyên hạt.

Đạm động vật và thực vật đều là những thành phần không thể thiếu trong quá trình hình thành và phát triển của cơ thể người. Hãy cân bằng và bổ sung để duy trì cơ thể luôn khỏe mạnh.

Để lại một bình luận