Không những là một chất dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong cơ thể, kẽm còn có thể giúp duy trì sức khỏe của làn da. Khoáng chất này còn là một trong những thành phần điều trị mụn trứng cá được nghiên cứu rộng rãi nhất. Hãy cùng Parapharmacy tìm hiểu kẽm có tác dụng gì cho da và những lợi ích liên quan nhé.

Kẽm (zinc) là gì?
Khoáng chất kẽm (zinc) là một khoáng chất vi lượng chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong cơ thể người, khoảng 2 – 4g, phân bố nhiều nhất ở tuyến tiền liệt và mắt. Tuy chiếm tỷ lệ nhỏ nhưng kẽm lại liên quan đến nhiều hoạt động trao đổi chất trong tế bào.
Kẽm là thành phần cần thiết cho nhiều hoạt động của cơ thể, bao gồm: Biếu thức gen, phản ứng enzim, chức năng miễn dịch, tổng hợp protein, tổng hợp DNA, làm lành vết thương, tăng trưởng và phát triển. Kẽm cũng có đặc tính kháng viêm. Điều này có thể giúp làm giảm một số mẩn đỏ và kích ứng liên quan đến mụn trứng cá vừa đến nặng. Nó thậm chí có thể giúp điều trị các vết sẹo mụn. Kẽm cũng được sử dụng cho các tình trạng viêm da khác, bao gồm: nám, bệnh rosacea, viêm da tiết bã, eczema.
Kẽm có tác dụng gì cho làn da
Tác dụng đến điều trị mụn
Một nghiên cứu năm 2012 báo cáo rằng, kẽm có hiệu quả tác động đến các dạng viêm và vi khuẩn gây mụn. Một nghiên cứu trước đó cho thấy, kẽm có hiệu quả đối với người bị mụn trứng cá nhẹ.
Ngoài các đặc tính kháng viêm, kẽm bôi tại điểm có thể giúp loại bỏ vi khuẩn gây mụn và giảm sản xuất dầu.
Nếu bạn muốn bổ sung kẽm vào chu trình trị mụn, bạn cần chọn cách thức phù hợp với nhu cầu của mình.
Ví dụ: Kẽm bổ sung qua chế độ ăn uống có thể hiệu quả hơn cho mụn trứng cá nặng. Nếu tình trạng mụn nhẹ hơn, bạn có thể chỉ cần dùng kẽm bôi là đủ. Mụn trứng cá nhẹ bao gồm mụn đầu đen, mụn đầu trắng, mụn nhọt, mụn mủ.
Có thể mất đến ba tháng thì việc bôi thuốc mới phát huy tác dụng. Nếu bạn không nhận thấy sự khác biệt gì vào thời điểm này, hãy trao đổi với bác sĩ liệu kẽm có thực sự hiểu quả đối với cơ thể bạn. Họ có thể đề xuất thay đổi chế độ ăn uống hoặc dùng thuốc kẽm bổ sung.
Chống oxy hóa da
Về bản chất, kẽm không phải chất chống oxy hóa mạnh mẽ như vitamin C hay E. Tuy nhiên, kẽm được đánh giá là khoáng chất hoạt động như một chất chống oxy hóa.
Kẽm làm giảm sự hình thành các gốc tự do gây hại, bảo vệ và kích thích sản sinh các tế bào collagen dưỡng da. Hơn nữa, kẽm còn chống nắng bảo vệ da, chống lại các tác động lão hóa trên da, nhờ đó làn da luôn căng mịn và tươi trẻ.
Chữa lành vết thương và tái tạo da
Kẽm có một tác dụng ít ai biết đến là giảm viêm, làm dịu cảm giác mẩn đỏ, đau rát trên da. Đồng thời, kẽm cũng có thể chữa lành vết thương trên da, kích thích sản sinh tế bào da mới.
Nhờ tác dụng đó mà bạn sẽ không còn lo lắng làn da dễ bị tổn thương sau mụn. Da hoàn toàn được nuôi dưỡng khỏe mạnh để “đối đầu” với các tác nhân gây hại giúp cho không để lại sẹo hay các khuyết điểm trên bề mặt da.
Nguồn bổ sung kẽm
- Hải sản là nguồn thực phẩm dồi dào kẽm nhất, đặc biệt là hàu. Tôm hùm và cua cũng chứa nhiều zinc. Ngoài ra một số loài cá khác giàu zinc như cá hồi, cá bơn…
- Các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt cừu cũng rất giàu kẽm.
- Các loại rau củ chứa zinc có thể kể đến như: Nấm, rau bi na, đậu nành, đậu Hà Lan. Ngoài ra, còn hạt điều, hạnh nhân, đậu phộng, hạt óc chó.
Ngoài ra bạn nên bổ sung kẽm bằng dạng thực phẩm bổ sung khi bạn không nhận đủ dưỡng chất này từ chế độ ăn uống hằng ngày.
Kẽm là một khoáng chất thiết yếu cho bên trong và ngoài cơ thể. Dưỡng chất này còn có thể giúp duy trì sức khỏe của cơ quan lớn nhất của bạn: làn da. Do tác dụng chống viêm, kẽm có lợi cho việc trị viêm mụn và sẹo có liên quan. Hãy cung cấp đầy đủ lượng khoáng chất này cho cơ thể để duy trì cơ thể khỏe mạnh và làn de đẹp hơn.