Thành phần
- Paracetamol 500mg
- Tá dược vừa đủ
Công dụng (Chỉ định)
- Điều trị các triệu chứng đau trong các trường hợp: đau đầu, đau nửa đầu, đau răng, đau nhức do cảm cúm, đau họng, đau nhức cơ xương, đau do viêm khớp, đau sau khi tiêm ngừa hay nhổ răng.
- Hạ sốt ở bệnh nhân bị cảm hay những bệnh có liên quan đến sốt.
Liều lượng
- Liều dùng khuyến cáo:
- Người lớn và trẻ em > 12 tuổi: Uống 1 viên/lần. Đau nhiều: người lớn có thể uống 2 viên/lần. Khoảng cách giữa 2 lần uống phải hơn 4 giờ và không uống quá 8 viên/ngày.
- Hoặc theo chỉ dẫn của Thầy thuốc.
- Quá liều: Nhanh chóng đưa bệnh nhân đế cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và chăm sóc y tế
- Lưu ý: Không quá 4g/ngày, khoảng cách giữa 2 lần uống thuốc phải hơn 4 giờ. Không nên kéo dài việc tự sử dụng thuốc mà cần có ý kiến bác sĩ khi:
- Có triệu chứng mới xuất hiện.
- Sốt cao (39,5oC) và kéo dài hơn 3 ngày hoặc tái phát.
- Đau nhiều và kéo dài hơn 5 ngày.
Chống chỉ định
- Quá mẫn với một trong các thành phần của thuốc. Người bệnh thiếu hụt glucose – 6 – phosphat dehydrogenase.
Tác dụng phụ
- Ít gặp: ban da; buồn nôn, nôn; bệnh thận, độc tính thận khi lạm dụng dài ngày; giảm bạch cầu trung tính, giảm toàn thể huyết cầu, thiếu máu.
- Hiếm gặp: phản ứng quá mẫn.
- Thông báo cho bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.
Tương tác thuốc
- Uống dài ngày liều cao Paracetamol làm tăng nhẹ tác dụng chống đông của Coumarin và dẫn chất Indandion.
- Cần chú ý đến khả năng gây hạ sốt nghiêm trọng ở người bệnh dùng đồng thời Phenothiazin và liệu pháp hạ nhiệt.
- Uống rượu quá nhiều và dài ngày; các thuốc chống co giật (Phenytoin, Barbiturat, Carbamazepin), Isoniazid và các thuốc chống lao có thể làm tăng độc tính đối với gan của Paracetamol.
Lưu ý và thận trọng
- Đối với người bị phenylceton – niệu và người phải hạn chế lượng phenylalanin đưa vào cơ thể nên tránh dùng Paracetamol với thuốc hoặc thực phẩm có chứa Aspartam.
- Đối với một số người quá mẫn (bệnh hen) nên tránh dùng Paracetamol với thuốc hoặc thực phẩm có chứa sulfit.
- Phải dùng thận trọng ở người bệnh có thiếu máu từ trước, suy giảm chức năng gan và thận. Uống nhiều rượu có thể gây tăng độc tính với gan của Paracetamol, nên tránh hoặc hạn chế uống rượu.
- Bác sĩ cần cảnh báo bệnh nhân về các dấu hiệu của phản ứng trên da nghiêm trọng như hội chứng Steven-Jonhson (SJS), hội chứng hoại tử da nhiễm độc (TEN) hay hội chứng Lyell, hội chứng ngoại ban mụn mủ toàn thân cấp tính (AGEP).
- Chưa xác định được tính an toàn của Paracetamol đối với thai nhi khi dùng thuốc cho phụ nữ có thai. Do đó, chỉ nên dùng thuốc ở người mang thai khi thật cần thiết. Nghiên cứu ở người mẹ cho con bú, dùng Paracetamol không thấy có tác dụng không mong muốn ở trẻ bú mẹ.
- Thuốc không ảnh hưởng đến khả năng lái xe và vận hành máy móc.
Bảo quản
- nơi khô thoáng, tránh ánh nắng trực tiếp và nhiệt độ cao
- Để xa tầm tay trẻ em
Xem thêm
Thành phần
- Paracetamol 500mg
- Tá dược vừa đủ
Công dụng (Chỉ định)
- Điều trị các triệu chứng đau trong các trường hợp: đau đầu, đau nửa đầu, đau răng, đau nhức do cảm cúm, đau họng, đau nhức cơ xương, đau do viêm khớp, đau sau khi tiêm ngừa hay nhổ răng.
- Hạ sốt ở bệnh nhân bị cảm hay những bệnh có liên quan đến sốt.
Liều lượng
- Liều dùng khuyến cáo:
- Người lớn và trẻ em > 12 tuổi: Uống 1 viên/lần. Đau nhiều: người lớn có thể uống 2 viên/lần. Khoảng cách giữa 2 lần uống phải hơn 4 giờ và không uống quá 8 viên/ngày.
- Hoặc theo chỉ dẫn của Thầy thuốc.
- Quá liều: Nhanh chóng đưa bệnh nhân đế cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và chăm sóc y tế
- Lưu ý: Không quá 4g/ngày, khoảng cách giữa 2 lần uống thuốc phải hơn 4 giờ. Không nên kéo dài việc tự sử dụng thuốc mà cần có ý kiến bác sĩ khi:
- Có triệu chứng mới xuất hiện.
- Sốt cao (39,5oC) và kéo dài hơn 3 ngày hoặc tái phát.
- Đau nhiều và kéo dài hơn 5 ngày.
Chống chỉ định
- Quá mẫn với một trong các thành phần của thuốc. Người bệnh thiếu hụt glucose – 6 – phosphat dehydrogenase.
Tác dụng phụ
- Ít gặp: ban da; buồn nôn, nôn; bệnh thận, độc tính thận khi lạm dụng dài ngày; giảm bạch cầu trung tính, giảm toàn thể huyết cầu, thiếu máu.
- Hiếm gặp: phản ứng quá mẫn.
- Thông báo cho bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.
Tương tác thuốc
- Uống dài ngày liều cao Paracetamol làm tăng nhẹ tác dụng chống đông của Coumarin và dẫn chất Indandion.
- Cần chú ý đến khả năng gây hạ sốt nghiêm trọng ở người bệnh dùng đồng thời Phenothiazin và liệu pháp hạ nhiệt.
- Uống rượu quá nhiều và dài ngày; các thuốc chống co giật (Phenytoin, Barbiturat, Carbamazepin), Isoniazid và các thuốc chống lao có thể làm tăng độc tính đối với gan của Paracetamol.
Lưu ý và thận trọng
- Đối với người bị phenylceton – niệu và người phải hạn chế lượng phenylalanin đưa vào cơ thể nên tránh dùng Paracetamol với thuốc hoặc thực phẩm có chứa Aspartam.
- Đối với một số người quá mẫn (bệnh hen) nên tránh dùng Paracetamol với thuốc hoặc thực phẩm có chứa sulfit.
- Phải dùng thận trọng ở người bệnh có thiếu máu từ trước, suy giảm chức năng gan và thận. Uống nhiều rượu có thể gây tăng độc tính với gan của Paracetamol, nên tránh hoặc hạn chế uống rượu.
- Bác sĩ cần cảnh báo bệnh nhân về các dấu hiệu của phản ứng trên da nghiêm trọng như hội chứng Steven-Jonhson (SJS), hội chứng hoại tử da nhiễm độc (TEN) hay hội chứng Lyell, hội chứng ngoại ban mụn mủ toàn thân cấp tính (AGEP).
- Chưa xác định được tính an toàn của Paracetamol đối với thai nhi khi dùng thuốc cho phụ nữ có thai. Do đó, chỉ nên dùng thuốc ở người mang thai khi thật cần thiết. Nghiên cứu ở người mẹ cho con bú, dùng Paracetamol không thấy có tác dụng không mong muốn ở trẻ bú mẹ.
- Thuốc không ảnh hưởng đến khả năng lái xe và vận hành máy móc.
Bảo quản
- nơi khô thoáng, tránh ánh nắng trực tiếp và nhiệt độ cao
- Để xa tầm tay trẻ em
Thông tin hướng dẫn sử dụng được cập nhật tháng: 06, 2021
Khách hàng nói gì về sản phẩm
Chưa có đánh giá nào.