Kali (K) giúp cân bằng nước và điện giải trong cơ thể, bảo vệ hệ tim mạch, phát triển cơ bắp và não bộ ở trẻ. Kali có nhiều trong chuối, khoai tây, khoai lang, cà chua, cá, nghêu,… Ngoài ra, công dụng của kali còn những gì nữa, hãy tìm hiểu qua bào viết sau nhé!

Kali là gì?
Kali (tiếng anh là potassium) là một khoáng chất quan trọng đối với cơ thể. Kali nó giúp cân bằng nước và chất điện giải, giúp thúc đẩy phát triển cơ bắp. Ngoài ra, kali còn giúp duy trì hoạt động của các cơ quan trong cơ thể, duy trì sức khỏe tim mạch và hệ tiêu hóa trong cơ thể của chúng ta.
Công dụng của Kali
Một chế độ ăn uống cung cấp lượng kali ổn định có thể mang đến nhiều lợi ích sức khỏe.
Giảm huyết áp
Giảm huyết áp là một trong những tác dụng của kali với sức khỏe.
Huyết áp cao ảnh hưởng đến 25% người trưởng thành. Đây là một yếu tố nguy cơ của bệnh tim, nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên toàn thế giới.
Kali có tác dụng làm giảm huyết áp bằng cách giúp cơ thể loại bỏ lượng natri dư thừa. Nồng độ natri gây giữ muối và nước, dẫn đến tăng huyết áp, đặc biệt đối với những người có huyết áp cao sẵn.
Phòng ngừa nguy cơ đột quỵ
Đột quỵ xảy ra khi lưu lượng máu đến não bị giảm đột ngột.
Một số nghiên cứu đã phát hiện ra rằng chế độ bổ sung kali vừa phải có thể giúp ngăn ngừa nguy cơ đột quỵ, đồng thời giảm nguy cơ mắc bệnh tim.
Ngăn ngừa sỏi thận
Sỏi thận là những khối rắn hình thành trong nước tiểu cô đặc.
Canxi là một khoáng chất có trong sỏi thận. Một số nghiên cứu cho thấy kali citrate làm giảm nồng độ canxi trong nước tiểu. Bằng cách này, kali có thể giúp ngăn ngừa sỏi thận.
Giảm tình trạng giữ nước
Khi chất lỏng dư thừa tích tụ bên trong cơ thể sẽ gây ra tình trạng giữ nước. Điều trị giữ nước là một tác dụng của kali với sức khỏe.
Các nghiên cứu cho thấy rằng một lượng kali vừa đủ cho cơ thể sẽ giúp làm giảm thể tích nước bằng cách tăng đào thải nước tiểu và giảm nồng độ natri.
Tóm lại, việc cung cấp một lượng kali ổn định cho cơ thể có thể làm giảm huyết áp, tăng đào thải nước, bảo vệ chống lại đột quỵ, giúp ngăn ngừa loãng xương và sỏi thận.
Tăng cường sức mạn cơ bắp
Kali giúp tối ưu được năng lượng trong tập luyện hơn và giúp tăng cường sức mạnh cơ bắp hơn.
Kích thích tăng trưởng tế bào cơ và tăng cường năng lượng trao đổi chất là một trong những chức năng tuyệt vời của Kali. Bạn sẽ rất nhanh chóng mất sức nếu bị thiếu thành phần khoáng chất này. Ngoài ra, kali ảnh hưởng đến sự co giãn của cơ bắp, khi đủ lượng Kali cần thiết bạn sẽ tập luyện với tư thế tốt hơn và chuẩn hơn.
Giảm căng thẳng lo âu
Cuộc sống hiện đại gây nên rất nhiều căng thẳng cho chúng ta. Kali chính là 1 vũ khí chống căng thẳng hiệu quả mà bạn nên sở hữu. Nhờ khả năng điều chỉnh các Hormone gây căng thẳng trong cơ thể để giúp bạn có tâm trạng thư giãn dễ dàng hơn.
Thiếu hụt Kali
Cơ thể con người hấp thu Kali chủ yếu thông qua ăn uống hàng ngày. Lượng Kali dư thừa sẽ được đào thải qua nước tiểu và mồ hôi.
- Triệu chứng thiếu Kali mức độ nhẹ: Cơ thể mệt mỏi, đau cơ, đau chi dưới, mất ngủ, trầm cảm, da bị dị ứng, phồng rộp, khô da, viêm đường ruột.
- Triệu chứng thiếu Kali mức độ nặng: Buồn nôn, tiêu chảy, loạn nhịp tim, hay nhầm lẫn, mất phương hướng, kém tập trung, phản xạ chậm, đau khớp.
- Thiếu kali kéo dài sẽ gây ra rối loạn tim mạch và hệ thần kinh, nghiêm trọng hơn có thể gây liệt cơ, tử vong.
Dấu hiệu thiếu hụt Kali
- Thường xuyên bị chuột rút, cơ bắp co giãn khó khăn.
- Nhịp tim bất thường, tim đập nhanh.
- Thiếu máu, hay chóng mặt, đau đầu.
- Phản xạ chậm, tập luyện kém hiệu quả. Mau kiệt sức
- Táo bón.
Bổ sung Kali cho cơ thể
- Nhóm thực phẩm giàu kali gồm rau và các loại hoa quả, chocolate, đặc biệt là chuối. Khoai tây, khoai lang, cà chua, bắp cải và các loại đậu là nguồn thực phẩm giàu kali.
- Các nhóm thực phẩm chứa lượng kali tương đối gồm: Cá, nghêu, ngũ cốc, sữa chua
- Trong sữa bột có chứa đủ hàm lượng kali mà cơ thể cần mỗi ngày. Do sữa là loại thực phẩm rất quen thuộc, dễ dàng hấp thu nên đây cũng là nguồn bổ sung kali nên dùng.
Ngoài ra, có thể dùng các chất bổ sung có chứa kali. Song đây không phải là cách tối ưu để bổ sung kali cho cơ thể.
Cơ quan quản lý thực phẩm ở nhiều quốc gia đã giới hạn mức tiêu thụ kali trong các chất bổ sung không kê đơn ở mức 99mg, thấp hơn nhiều so với một khẩu phần thực phẩm giàu kali như đã trình bày ở trên.
Giới hạn 99mg được đề ra là do kết quả từ nhiều nghiên cứu cho thấy liều cao kali từ các chất bổ sung có thể làm hỏng ruột, thậm chí dẫn đến tử vong do rối loạn nhịp tim.
Tuy nhiên, với những người bị thiếu kali, bác sĩ có thể chỉ định các thuốc bổ sung liều cao phù hợp.
Công dụng của kali là rất quan trọng đối với sức khỏe con người. Hãy cân bằng chế độ ăn uống, cung cấp kali từ những thực phẩm trên để đảm bảo sức khỏe lâu dài.