Thành phần
- Escitalopram (tương đương với escitalopram oxalate) 20mg .
- Tá dược vừa đủ.
Công dụng (Chỉ định)
- Điều trị các giai đoạn trầm cảm chủ yếu.
- Điều trị rối loạn hoảng sợ có hoặc không có chứng sợ khoảng không.
- Điều trị rối loạn lo âu xã hội (ám ảnh xã hội).
- Điều trị rối loạn lo âu toàn thể.
- Điều trị rối loạn ám ảnh – cưỡng bức.
Liều dùng
- Chưa biết được độ an toàn của liều cao hơn 20mg/ngày.
- Các giai đoạn trầm cảm trầm trọng: Liều bình thường là 10mg/ngày một lần. Tùy theo đáp ứng của từng bệnh nhân, liều có thể tăng lên tối đa 20mg/ngày. Thông thường mất từ 2-4 tuần để đạt tới đáp ứng chống trầm cảm. Sau khi hết triệu chứng, cần điều trị trong vòng ít nhất 6 tháng để đáp ứng thuốc trở nên bền vững.
- Rối loạn hoảng sợ có hoặc không chứng sợ khoảng không: khuyến cáo liều ban đầu 5mg/ngày cho tuần đầu tiên trước khi tăng lên mức 10mg/ngày. Liều có thể tăng lên mức tối đa 20mg/ngày phụ thuộc vào đáp ứng cùa từng bệnh nhân. Hiệu quả tối đa đạt được trong khoảng 3 tháng. Thời gian điều trị kéo dài vài tháng.
- Rối loạn lo âu xã hội: liều bình thường là 10mg/ngày một lần. Thường cần 2-4 tuần để hết triệu chứng bệnh. Sau đó, tùy theo đáp ứng của từng bệnh nhân, liều có thể giảm xuống 5mg/ngày hoặc tăng lên mức tối đa 20mg/ngày.
- Rối loạn lo âu xã hội là một bệnh mãn tính, cần điều trị trong vòng ít nhất khoảng 3 tháng để đáp ứng trở nên bền vững. Đã nghiên cứu việc điều trị lâu dài đối với các đáp ứng trong vòng 6 tháng và phải dựa trên từng cá thể để ngăn ngừa tái phát; cần đánh giá lợi ích điều trị một cách định kỳ.
- Rối loạn lo âu xã hội là một thuật ngữ chẩn đoán được xác định cùa các rối loạn đặc biệt, tránh nhầm với việc quá nhút nhát. Liệu pháp dược lý này chỉ được chì định sử dụng nốu các rối loạn ảnh hưởng tới các hoạt động xã hội và nghề nghiệp. Chưa đánh giá việc điều trị nếu so với liệu pháp điều trị hành vi thực chứng. Liệu pháp điều trị dược lý là một phần của chiến lược điều trị tổng thể.
- Rối loạn lo âu toàn thể: liều ban đầu là 10mg/ngày một lần. Tùy theo đáp ứng của từng bệnh nhân, liều có thể tăng lên mức tối đa 20mg/ngày. Đã nghiên cứu việc điều trị lâu dài các bệnh nhân đáp ứng tốt sử dụng 20mg/ngày trong vòng ít nhất 6 tháng. Lợi ích điều trị và liều điều trị cần được đánh giá một cách định kỳ.
- Rối loạn ám ảnh – cưỡng bức (OCD): liều ban đầu là 10mg/ngày một lần. Tùy theo đáp ứng của từng bệnh nhân, liều có thẻ tăng lên mức tối đa 20mg/ngày. Do OCD là một bệnh mãn tính, bệnh nhân cần được điều trị trong một thời gian đủ dài để đảm bào không còn triệu chứng bệnh. Lợi ích điều trị và liều điều trị cần được đánh gia theo định kỳ.
- Bệnh nhân cao tuổi (> 65 tuổi): liều ban đầu là 5mg/ngày một lần. Tùy theo đáp ứng của từng bệnh nhân, liều có thể tăng lên mức tối đa 10mg/ngày. Chưa nghiên cứu hiệu quả cua escitalopram trong việc điều trị rối loạn lo âu xã hội ở các bệnh nhân cao tuổi.
- Trẻ em và thanh thiếu niên (<18tuổi): escitalopram không được dùng trong điều trị trẻ em và thanh thiếu niên dưới 18 tuổi.
- Suy giảm chức năng thận: không cần điều chinh liều ở bệnh nhân suy thận nhẹ hoặc vừa. Khuyến cáo thận trọng với bệnh nhân suy thận nặng (độ thanh thải creatinin < 30 ml/phút).
- Suy giảm chức năng gan: khuyến cáo liều ban đầu 5mg/ngày trong hai tuần điều trị đầu tiên ở bệnh nhân suy gan nhẹ hoặc vừa. Tùy theo đáp ứng của từng bệnh nhân, liều có thể tăng lên mức tối đa 10mg/ngày. Khuyến cáo thận trọng và đặc biệt tính toán liều lượng ở bệnh nhân suy gan nặng.
- Các bệnh nhân chuỵển hóa CYP2C19 kém: đối với các bệnh nhân chẩn đoán chuyển hóa CYP2C19 kém, khuyến cáo liều ban đầu 5mg/ngày trong hai tuần điều trị đầu tiên. Tùy theo đáp ứng của từng bệnh nhân, liều có thể tăng lên mức tối đâ 10mg/ngày.
Cách dùng
- Thuốc sử dụng bằng đường uống.
- Escitalopram sử dụng như liều đơn hàng ngày và có thể sử dụng cùng với thức ăn hoặc không.
Quá liều
- Triệu chứng: Hoa mắt, run và kích thích tới các trường hợp hội chứng erotonin hiếm gặp, co giật và hôn mê), hệ thống dạ dày (nôn/buồn nôn), và hệ thống tim mạch luyết áp thấp, nhịp tim nhanh, kéo dài khoảng QT, rối loạn nhịp tim), tình trạng cân bằng điện giải/chất lỏng (giảm kali huyết, tăng natri huyết).
- Xử lý: Hiện chưa có cách giải độc đặc hiệu. Thiết lập và duy trì đường không khí, đảm bảo đủ oxy để thở cho chức năng hô hấp. Cân nhắc rửa dạ dày và sử dụng than hoạt tính, cần tiến hành rửa dạ dày ngay sau khi tiêu hóa qua đường uống. Theo dõi tim và các dấu hiệu thiết yếu cùng với các biện pháp hỗ trợ điều trị các triệu chứng toàn thân. Khuyến cáo theo dõi chỉ số ECG trong trường hợp quá liều ở bệnh nhân suy tim xung huyết/ nhịp tim chậm, trên các bệnh nhân sử dụng các loại thuốc sử dụng đồng thời làm kéo dài khoảng QT, hoặc trên bệnh nhân có chức năng chuyển hóa đã thay đổi ví dụ hư suy giảm chức năng gan.
Không sử dụng trong trường hợp sau (Chống chỉ định)
- Quá mẫn với escitalopram hoặc với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
- Điều trị đồng thời với các chất ức chế monoamine oxidase không chọn lọc không phục hồi (chất ức chế MAO) bị chống chỉ định do các nguy cơ của hội chứng serotonin đi kèm với rung lắc, co giật, run, sốt cao,…
- Việc kết hợp escitalopram với các chất ức chế MAO – A có thể phục hồi (ví dụ như moclobemid) hoặc các chất ức chế MAO không chọn lọc có thể phục hồi linezolid bị chống chỉ định do nguy cơ mắc hội chứng serotonin.
- Escitalopram chống chỉ định sử dụng trên bệnh nhân được chứng minh có kéo dài khoảng QT hoặc hội chứng QT dài do bẩm sinh.
- Escitalopram chống chỉ định sử dụng với các thuốc được chứng minh làm kéo dài khoảng QT.
Tác dụng không mong muốn (Tác dụng phụ)
Các tác dụng không mong muốn phổ biến nhất trong tuần đầu hoặc tuần thứ hai điều trị và thường giảm về mức độ và tần số khi tiếp tục điều trị.
- Tác dụng phụ rất phổ biến: nôn.
- Tác dụn phụ phổ biến: lo âu, không yên, giấc mơ bất thường, tiết ADH không hợp lý, mất ngủ, ngủ gà, hoa mắt, dị cảm, run, viêm xoang, ngáp, tiêu chảy, táo bón, buồn nôn, khô miệng, tăng tiết mo hôi, đau cơ, rối loạn xuất tinh, liệt dương, mệt mỏi, sốt.
- Tác dụng phụ không phổ biến: giảm cân, nghiến răng, kích thích, căng thẳng, cơn hoảng hốt, trạng thái lú lẫn, rối loạn vị giác, rối loạn giấc ngủ, ngất, giãn đồng tử, ù tai, nhịp tim nhanh, chảy máu cam, xuất huyết dạ dày (bao gồm xuất huyết hậu môn), mày đay, rụng tốc, nổi ban ở da, ngứa, xuất huyết tử cung, rong kinh, phù nề, giảm khả năng tình dục.
- Tác dụng phụ hiếm gặp: phản ứng phản vệ, gây gổ, mất nhân cách, ảo giác, nhịp tim chậm.
- Chưa rõ: giảm tiều cầu, giảm natri huyết, biếng ăn, hứng cảm, ý nghĩ tự sát, hành vi tự sát, rối loạn vận động, rối loạn di chuyển, co giật, chứng không chịu ngồi yên/ tâm thần vận động, kéo dài điện tâm đồ QT ở tâm thất, rối loạn nhịp tim kể cả các điểm xoắn, huyết áp thấp thể đứng, bất thường xét nghiệm chức năng gan, bầm máu, phù mạch, bí tiểu, đa tiết sữa.
Các triệu chứng ngừng thuốc khi ngưng điều trị:
- Việc ngưng SSRIs/SNRI (đặc biệt là đột ngột) thường dẫn tới các triệu chứng khi ngưng điều trị: Hoa măt, rối loạn cảm giác (kể cả dị cảm và cảm giác sốc điện), rối loạn giấc ngủ (kể cả mất ngủ và giấc mơ kinh hoàng), kích thích hoặc lo âu, nôn và/hoặc buồn nôn, run, lú lẫn, tiết mồ hôi, đau đầu, tiêu chảy, tim đập nhanh, tình cảm không ổn định, bứt rứt và rối loạn thị giác là các phản ứng được báo cáo phổ biến nhất. Thường các hiện tượng này ở mức độ từ nhẹ đen vừa phải và tự hạn chế, tuy nhiên ở một số bệnh nhân mức độ này có thể nặng nề hoặc kéo dài. Do đó khuyến cáo khi điều trị băng escitalopram không còn cần nữa, cần ngưng dần bằng cách giảm liều.
Thông báo cho bác sĩ điều trị các tác dụng không mong muốn gặp phải khi dùng thuốc.
Tương tác với các thuốc khác
Tương tác dược lực học:
Các kết hợp bị chống chỉ định:
- Chất ức chế MAOI không phục hồi và không chọn lọc
- Chất ức chế MAO-A có thể phục hồi và được chọn lọc (moclobemid)
- Chất ức chế MAO có thể phục hồi và không chọn lọc (linezolid)
- Chất ức chế MAO-B không thể phục hồi và được chọn lọc (selegilin)
- Thuốc làm kéo dài khoảng QT ví dụ như các thuốc chống rối loạn nhịp tim loại IA và III, thuốc chống bệnh tâm thần (ví dụ như các thuốc chiết xuất từ phenothiazin, pimozid, haloperidol), thuốc chống trầm cảm ba vòng, một số tác nhân chống vi sinh vật (ví dụ như spartloxacin, moxifloxacin, erythromycin IV, pentamidin, thuốc điều trị chong sốt rét đặc biệt là halofantrin), một số thuốc kháng histamin (ví dụ như astemizol, mizolastin).
Cần thận trọng khi sử dụng kết hợp với các thuốc sau:
- Chất chủ vận serotoninergic
- Các thuốc làm hạ ngưỡng co giật ví dụ như thuốc chống trầm cảm (ba vòng, SSRIs), thuốc an thần (phenothiazin, thioxanthen và butyrophenon), mefloquin, bupropion và tramadol.
- Lithi, tryptophan
- Các loại thảo dược chứa cỏ st. John’s wort (Hypericum perforatum) có the làm tăng tỷ lệ các phản ứng ngoại ý.
- Các thuốc kháng đông qua đường uống, thuốc kháng viêm non-steriodal (NSAIDs) có thể làm tăng xu hướng xuất huyết.
- Rượu
Tương tác dược động học: Một số loại có xảy ra tương tác dược động học đó là:
- Chất CYP3A4, CYP2D6, CYP2C19.
- Cimetidin 400mg, omeprazol, esomeprazol, fluvoxamin, lansoprazol, ticlopidin hoặc cimetidin.
- Hiệu quả của escitalopram lên đặc tính dược động học của các thuốc khác:
- Escitalopram ức chế enzym CYP2D6
Lưu ý khi sử dụng (Cảnh báo và thận trọng)
- Các cảnh báo và thận trọng đặc biệt sau áp dụng cho loại điều trị SSRI (chất ức chế chọn lọc nhằm phục hồi serotonin).
- Escitalopram không được sử dụng trong điều trị trẻ em và thanh thiếu niên dưới 18 tuổi.
- Một vài bệnh nhân có rối loạn hoảng hốt có thể tăng các triệu chứng lo âu khi bắt đầu điều trị bằng thuốc chống trầm cảm. Các phản ứng nghịch lý này thường giảm bớt trong vòng hai tuần trong thời gian tiếp tục điều trị. Khuyến cáo liều khởi đầu thấp để giảm các triệu chứng của tác động lo âu trên bệnh nhân.
- Cần ngưng escitalopram nếu bệnh nhân phát triền các cơn co giật lần đầu tiên hoặc tăng tần số co giật (trên các bệnh nhân đã được chẩn đoán động kinh trước đó), cần tránh sử dụng SSRI trên các bệnh nhân có hiện tượng động kinh ở thể không ổn định, và cần theo dõi chặt chẽ trên các bệnh nhân có hiện tượng động kinh đã được kiểm soát.
- Cần sử dụng thận trọng SSRI trên các bệnh nhân có tiền sử hứng cảm/hứng cảm nhẹ. Cần ngưng sử dụng SSRI trên bất kỳ bệnh nhân nào bước vào giai đoạn hứng cảm.
- Trên các bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường, việc điều trị với SSRI có thể làm thay đổi việc kiểm soát glucose (giảm hoặc tăng glucose huyết). Có thể cần điều chỉnh các liều insulin và/hoặc liều giảm glucose huyết qua đường uống.
- Cần thận trọng khi sử dụng trên các bệnh nhân có nguy cơ, đặc biệt trên người cao tuổi, bệnh nhân mắc xơ gan, hoặc dùng kết hợp với các loại thuốc khác có thể gây nên giảm natri huyết.
- Khuyến cáo thận trọng trên bệnh nhân sừ dụng SSRIs, đặc biệt khi cùng sử dụng với thuốc khảng đông qua đường uống, với các thuốc được chứng minh ảnh hưởng tới chức năng tiểu cầu (ví dụ như thuốc chống bệnh tâm thần không mang tính đặc trưng và phenothiazin, các thuốc ba vòng và thuốc chống trầm cám acetylsalicylic acid và các loại thuốc kháng viêm non-steroidal (NSAIDs), ticlopidin và dipyridamol) và trên bệnh nhân được biết có xu hướng chảy máu.
- Kinh nghiệm lâm sàng về việc sử dụng chung SSRI và ECT rất hạn chế do đó khuyến cáo thận trọng.
- Khuyến cáo thận trọng sử dụng escitalopram cùng với các sản phẩm y tế cố tác động tới serotonin ví dụ như sumatriptan hoặc các triptan khác, tramadol và tryptophan.
- Nếu xảy ra hội chứng serotonin, việc điều trị bằng SSRI và các chất chủ vận serotoninergic cần ngưng lại và thực hiện ngay việc điều trị các triệu chứng trên.
- Thận trọng sừ dụng trên bệnh nhân mắc bệnh tim mạch.
Lái xe và vận hành máy
- Mặc dù escitalopram chưa cho thấy ảnh hưởng lên khả năng trí tuệ hoặc khả năng tâm thần vận động, các thuốc tâm thần cố thể làm suy giảm khả năng đánh giá hoặc kỹ năng nghê nghiệp. Bệnh nhân cần thận trọng đối với các nguy cơ tiềm năng về việc lái xe và vận hành máy móc.
Phụ nữ có thai và cho con bú
Phụ nữ có thai:
- Escitalopram không được sử dụng trong thời kỳ mang thai trừ khi thực sự cần thiết và sau khi xem xét cẩn thận các nguy cơ/lợi ích. Cần theo dõi trẻ sơ sinh nếu bà mẹ đã sử dụng escitalopram vẫn tiếp tục sử dụng trong giai đoạn mang thai sau này đặc biệt trong 3 tháng cuối của thai kỳ. Cần tránh việc ngừng đột ngột trong thời kỳ mang thai.
- Các triệu chứng sau đây có thể xây ra ở trẻ sơ sinh khi bà mẹ sử dụng SSRI/SNRI ờ giai đoạn cuối của thai kỳ: hô hấp nguy cấp, hiện tượng xanh tím, ngừng thở, co giật, nhiệt độ không ổn định, khó cho bú, buôn nôn, giảm glucose huyết, giảm trương lực, tăng phản xạ, run, kích thích, bứt rứt, thường xuyên khóc, ngủ gà và khố ngủ.
Phụ nữ đang cho con bú: Dự kiến escitalopram sẽ bài tiết trong sữa mẹ. Do đó, không được cho con bú trong khi điều trị.
Bảo quản
- Nơi khô ráo, thoáng mát.
Khách hàng nói gì về sản phẩm
Chưa có đánh giá nào.