Rụng tóc nội tiết tố androgen là chứng rụng tóc phổ biến nhất ở cả nam và nữ giới. Mặc dù căn bệnh này không gây nguy hiểm đến sức khoẻ nhưng thể ảnh hưởng rất lớn đến đời sống tinh thần của người bệnh. Dưới đây là kết quả so sánh Minoxidil và finasteride, các phương pháp điều trị rụng tóc nội tiết tố adrogen thông thường.

Minoxidil và finasteride trong điều trị rụng tóc nội tiết tố adrogen
Minoxidil và finasteride trong điều trị rụng tóc nội tiết tố adrogen

Rụng tóc nội tiết tố androgen là gì?

Rụng tóc nội tiết tố androgen (androgenetic alopecia) là một tình trạng di truyền, có xu hướng ảnh hưởng đến cả nam giới và nữ giới. Những người đàn ông mắc phải căn bệnh này thường được gọi là chứng hói đầu kiểu nam giới, bệnh có thể bị rụng tóc ngay từ tuổi thiếu niên hoặc đầu năm 20 tuổi. Loại rụng tóc ở nam giới này có đặc điểm chung là chân tóc bị tụt xuống và tóc dần biến mất khỏi đỉnh dầu hoặc da đầu ở phía trước.

Đối với những phụ nữ mắc chứng rụng tóc androgen sẽ được gọi là hói đầu kiểu nữ giới. Tóc sẽ rụng dần và trở nên mỏng hơn khi phụ nữ bước sang độ tuổi trung niên (từ 40 tuổi trở lên) và lượng tóc sẽ rụng nhiều nhất ở vùng đỉnh đầu.

Nhìn chung, chứng rụng tóc nội tiết tố androgen không ảnh hưởng quá nhiều tới sức khoẻ tổng thể của bạn. Tuy nhiên, nó có thể làm đảo lộn cuộc sống tinh thần, khiến người bệnh cảm thấy mất tự tin khi giao tiếp với những người xung quanh. Về lâu dần, điều này có thể dẫn đến sự căng thẳng và mệt mỏi cho người bệnh.

Rụng tóc androgen ở nam giới

Đây là kiểu rụng tóc xảy ra phổ biến nhất ở nam giới, đặc biệt là những người đang ở độ tuổi trung niên. Khi tuổi tác ngày càng cao, nồng độ hormone testosterone ở nam giới bị suy giảm rõ rệt, kèm theo đó là sự gia tăng mạnh mẽ của hormone dihydrotestosterone. Sự gia tăng bất thường của hormone dihydrotestosterone làm ảnh hưởng lớn đến tính liên kết của các thụ thể ở nang tóc. Điều này làm cho nang tóc của nam giới khó phát triển như bình thường, thậm chí dừng tăng trưởng hoàn toàn, khiến tóc dễ bị rụng nhưng khó mọc trở lại. Rụng tóc nội tiết tố ở nam giới cũng là nguyên nhân chính dẫn đến chứng hói đầu kiểu nam giới.

Một số triệu chứng chính của rụng tóc androgen ở nam giới thường bao gồm:

  • Tóc bị rụng dần và từ từ mỏng đi trông thấy
  • Tóc có xu hướng rụng nhiều ở vùng trán thái dương và vùng chữ M trước trán
  • Phần tóc ở vùng chẩm đầu không bị ảnh hưởng

Rụng tóc androgen ở nữ giới

Trong cơ thể người phụ nữ cũng sản sinh ra một lượng nhỏ hormone dihydrotestosterone, do đó chứng rụng tóc nội tiết tố androgen ở nữ giới sẽ có tỷ lệ thấp hơn so với nam giới. Đối tượng dễ mắc phải chứng rụng tóc này thường là phụ nữ ở độ tuổi trung niên hoặc đang trong thời kỳ tiền mãn kinh trở đi.

Một số triệu chứng thường gặp nhất ở những phụ nữ bị rụng tóc androgen (androgenetic alopecia), bao gồm:

  • Tóc bị mỏng và rụng dần theo thời gian
  • Tóc có xu hướng rụng nhiều nhất ở vùng đỉnh đầu và ít khi bị rụng ở vùng phía trước trán như ở nam giới
  • Tóc ở vùng bị rụng trên đầu trở nên lưa thưa và mỏng manh hơn.

Nguyên nhân nào dẫn đến rụng tóc nội tiết tố androgen?

Hiện nay, các nhà nghiên cứu vẫn chưa tìm ra được nguyên nhân chính xác dẫn đến chứng rụng tóc nội tiết tố androgen. Tuy nhiên, có hai yếu tố chính được xem là có liên quan đến chứng bệnh này, bao gồm:

  • Yếu tố di truyền: Đây được xem là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh rụng tóc androgen, nhất là đối với nam giới. Theo nghiên cứu cho thấy, những người có tiền sử gia đình mắc chứng rụng tóc nội tiết tố sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao gấp đôi so với những người khác.
  • Yếu tố nội tiết: Sự gia tăng bất thường của enzyme 5 alpha-reductase trong cơ thể được coi là nguyên nhân chính dẫn đến chứng rụng tóc ở cả nam giới và nữ giới. Loại enzyme này đóng vai trò trong việc chuyển hóa hormone testosterone thành dihydrotestosterone. Do đó, khi nồng độ enzyme 5 alpha-reductase tăng nhanh chóng cũng khiến cho quá trình chuyển hoá này diễn ra không bình thường. Đối với nữ giới, sự thiếu hụt các chất trung gian thần kinh P cũng có thể gây ra chứng rụng tóc nội tiết tố. Sở dĩ, chất trung gian thần kinh này có khả năng ức chế và làm chậm quá trình phân chia các tế bào keratin của tóc.

Kết quả của Minoxidil và finasteride trong điều trị rụng tóc nội tiết

Theo một phân tích tổng hợp được công bố trên Tạp chí JAMA Dermatology, hiệu quả tương đối của minoxidil trong điều trị rụng tóc nội tiết tố adrogen (AGA) ở nam giới so với các phương pháp điều trị bằng thuốc ức chế reductase 5-a thông thường cho thấy thuốc dutasteride dạng uống có hiệu quả nhất trong điều trị AGA.

Các nhà nghiên cứu đã tiến hành tìm kiếm các tài liệu có liên quan trên PubMed vào ngày 05/3/2021, không giới hạn thời gian nghiên cứu. Họ tổng hợp các nghiên cứu về đơn trị liệu với liều lượng và đường dùng bất kỳ của minoxidil, dutasteride, và finasteride trong điều trị AGA ở nam giới. Họ lồng ghép các thử nghiệm đơn nhóm vào một mạng lưới các nghiên cứu ngẫu nhiên, đồng thời kết hợp dữ liệu quan sát và ngẫu nhiên bằng cách sử dụng mô hình naïve pooling. Kết quả được quan tâm là sự thay đổi về tổng lượng tóc và lượng tóc trưởng thành sau 24 và 48 tuần điều trị, được định lượng bằng số tóc trên mỗi cm2. Các kết quả được tiến hành phân tích tổng hợp theo mô hình hiệu ứng ngẫu nhiên Bayes.

So sánh Minoxidil và các phương pháp điều trị rụng tóc khác

Tổng cộng có 23 nghiên cứu được phân tích. Tuổi trung bình của bệnh nhân dao động từ 22,8 tuổi đến 41,8 tuổi.

Điều trị bằng dutasteride ghi nhận sự gia tăng lớn nhất về tổng lượng tóc sau 24 tuần với liều 0,5 mg/ngày, hiệu quả hơn đáng kể so với finasteride 1 mg/ngày (chênh lệch trung bình, 7,1 sợi tóc/cm2; 95% CI, 5,1-9,3 sợi tóc/cm2).

  • Minoxidil 0,25 mg/ngày (chênh lệch trung bình, 23,7 sợi tóc/cm2; 95% CI, 9,5-38,0 sợi tóc/cm2)
  • Minoxidil 5 mg/ngày (chênh lệch trung bình, 15,0 sợi tóc/cm2; 95% CI, 3,9-26,1 sợi tóc/cm2)
  • Dung dịch minoxidil 2% (chênh lệch trung bình, 8,5 sợi tóc/cm2).
Minoxytop - Minoxidil 5mg

Điều trị bằng minoxidil ghi nhận sự gia tăng lớn nhất về lượng tóc trưởng thành tại tuần thứ 24 với liều 5 mg/ngày, hiệu quả hơn đáng kể so với liều 0,25 mg/ngày (chênh lệch trung bình, 43,6 sợi tóc/cm2; 95% CI, 29,7-57,7 sợi tóc/cm2)

  • Dung dịch minoxidil 2% (chênh lệch trung bình, 29,3 sợi tóc/cm2; 95% CI, 21,1-37,5 sợi tóc/cm2)
  • Dung dịch minoxidil 5% (chênh lệch trung bình, 29,8 sợi tóc/cm2; 95% CI, 19,7-39,8 sợi tóc/cm2)
  • Finasteride 1 mg/ngày (chênh lệch trung bình, 10,4 sợi tóc/cm2; 95% CI, 2,2-18,6 sợi tóc/cm2).

Điều trị bằng finasteride ghi nhận sự gia tăng lớn nhất về tổng lượng tóc sau 48 tuần với liều 5 mg/ngày, hiệu quả hơn đáng kể so với thuốc bôi 2% minoxidil (chênh lệch trung bình, 20,7 sợi tóc/cm2; 95% CI, 9,5-31,9 sợi tóc/cm2).

Điều trị bằng finasteride cũng ghi nhận sự gia tăng lớn nhất về lượng tóc trưởng thành sau 48 tuần với liều 1 mg/ngày, có hiệu quả hơn đáng kể so với thuốc bôi 2% minoxidil (chênh lệch trung bình, 32,1 sợi tóc/cm2; 95% CI, 23,9-40,3 sợi tóc/cm2) và thuốc bội 5% minoxidil (chênh lệch trung bình, 26,2 sợi tóc/cm2; 95% CI, 16,2-36,2 sợi tóc/cm2).

Finasteride 1mg - Finpecia Cipla 150 viên - Thuốc rụng tóc

Lưu ý rằng phân tích tổng hợp này bị giới hạn bởi sự lựa chọn thiên về các nghiên cứu sử dụng số lượng tóc làm chỉ tiêu đánh giá và khả năng khái quát hóa hạn chế của kết quả vì không có nghiên cứu nào được đưa vào phân tích có tiêu chí loại trừ dựa trên chủng tộc và sắc tộc của người tham gia.

Phân tích này cung cấp “Thứ tự về mức độ hiệu quả – theo chiều giảm dần – là 0,5 mg/ngày dutasteride dạng uống, 5 mg/ngày finasteride dạng uống, 5 mg/ngày minoxidil dạng uống, 1 mg/ngày finasteride dạng uống, 5% minoxidil thuốc bôi, 2 % minoxidil thuốc bôi, và 0,25 mg/ngày minoxidil dạng uống”, đồng thời cho rằng cần có thêm các thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên trong tương lai nhằm cũng cố cho thứ tự này.

Làm thế nào để phòng ngừa chứng rụng tóc tái phát?

Việc điều trị rụng tóc nội tiết tố không dứt điểm có thể dẫn đến tình trạng tái phát bệnh. Dưới đây là một số cách giúp bạn ngăn ngừa chứng rụng tóc tái phát, bao gồm:

  • Tránh tạo áp lực mạnh lên tóc, chẳng hạn như giật tóc, kéo tóc, đội mũ chật hoặc buộc tóc quá chặt.
  • Hạn chế sử dụng các loại máy uốn, éo hoặc tạo kiểu tóc
  • Bỏ hút thuốc lá
  • Tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng một số loại thực phẩm chức năng vì chúng có thể gây ra rụng tóc

Khi bị rụng tóc nội tiết tố androgen, người bệnh cần tới ngay bệnh viện để được bác sĩ kiểm tra và có hướng can thiệp kịp thời. Bởi nếu để lâu sẽ khó khăn trong việc điều trị và khiến người bệnh tự ti về ngoại hình.